Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 6 2018 lúc 16:34

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 11 2019 lúc 18:16

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng đim miền Trung đã có tác động mạnh mẽ tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.

Bình luận (0)
Đặng bình minh
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyen Duc Chiên
14 tháng 1 2022 lúc 21:28

7 ; Du lịch biển, đảo là một trong những thế mạnh lớn nhất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.  

8: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là quỹ đất nông nghiệp hạn chế do vùng hẹp ngang, nhiều đồi núi ăn sát ra biển.

9: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long  Lạng Sơn.

10: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự  mặt của: Hệ thống đang tự động kết nối lại.

12:

1Thanh Hóa11.120,60
2Nghệ An16.493,70
3Hà Tĩnh5.990,70
4Quảng Bìn

 

13:Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía nam, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển; giáp với Tây Nguyên và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia, Thái Lan, thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế và hình thành nền kinh tế ...

Bình luận (3)
lạc lạc
15 tháng 1 2022 lúc 8:51

câu 14:

 

Những đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp ở ĐBSCL là:

Công nghiệp của vùng mới phát triển, chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP (27,3%) năm 2014.
Các ngành công nghiệp chính của vùng là: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành khác.
Sản xuất điện và sản xuất hoá chất phát triển nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của vùng.

câu 15: Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long (Quảng Ninh).

câu 16: Đồng bằng sông Hồng ít tài nguyên khoáng sảncó giá trị nhất đáng kể là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và khí tự nhiên

câu 17:

 Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

 

- Là vùng lãnh thổ phía bắc đất nước, nằm sát chí tuyến bắc. Phía Bắc giáp Trung Quốc , Tây giáp Lào, Đông giáp Đồng bằng sông Hồng và biển, Nam giáp Bắc Trung Bộ.

- Chiếm 30,7% diện tích cả nước và gồm 15 tỉnh.

- Trung du và miền núi Bắc bộ nằm liền kề với đồng bằng sồng Hồng là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, giáp một vùng biển giàu tiềm năng .

- Vị trí vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giao lưu kinh tế trao đổi hàng hoá với các vùng trong nước, với nước bạn Trung Quốc, Lào (qua các cửa khẩu …) và các nước trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương và thế giới (qua các cảng …)

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 10 2018 lúc 14:47

a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển: Đà Nng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

b) Ý nghĩa của hệ thống cng biển ở Duyên hi Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng

- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.

- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.

- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế.

- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Bình luận (0)
manh vu
Xem chi tiết
Rinah Senpai
Xem chi tiết
Danh Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 12 2017 lúc 14:23

a)Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững:
+ Ngư nghiệp:
- Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước).
- Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.
- Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.
- Đã tạo ra nhiều mặt hàng (đông-lạnh hoặc sấy khô) xuất khẩu: cá, tôm, mực ...Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm.
+ Du lịch:
- Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.
- Các điểm du lịch: Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) đang thu hút nhiều khách du lịch trong.
và ngoài nước
+ Dịch vụ hàng hải:
- Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.
+ Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:
- Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).
- Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Hùynh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

Bình luận (0)
Thảo Phương
31 tháng 12 2017 lúc 14:24

b)-Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (trước gọi là Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam.

Bình luận (0)
Thảo Phương
31 tháng 12 2017 lúc 14:25

b)-Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (trước gọi là Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam.

-Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
+ Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

Bình luận (0)
Ngô Võ Kim Cương
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
1 tháng 3 2016 lúc 10:02

a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết

b) Ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng 

- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng

- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới

- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế

- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái lan

Bình luận (0)